10 điều quan trọng mẹ cần biết về răng sữa
-
Người viết: Biên tập
/
Để con có một hàm răng đều, đẹp khi trưởng thành, việc chăm sóc răng sữa đúng cách cho con ngay từ tấm bé đóng vai trò rất quan trọng. Thế nhưng, thực tế, không phải bố mẹ nào cũng hiểu hết về cách chăm sóc răng sữa cho con cũng như lịch thay răng sữa.
1. Răng sữa là gì?
Răng sữa hay còn được gọi với tên gọi khác là răng trẻ em, răng nguyên thủy hay răng tạm thời. Đây là những chiếc răng xuất hiện đầu tiên trong miệng của trẻ, thường bắt đầu phát triển trong giai đoạn phôi thai và sẽ mọc sau khoảng 6 tháng sau sinh.
Trẻ nhỏ sẽ có 20 chiếc răng sữa, 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Thông thường, 20 chiếc răng này sẽ “xuất hiện” hết khi trẻ được khoảng 2 tuổi rưỡi.
2. Khi nào trẻ thay răng sữa?
Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được khoảng 5 - 6 tuổi. Thứ tự thay răng sữa của trẻ thường từ răng cửa giữa đến răng cửa bên, rồi đến răng nanh và răng hàm.
Ngoài thứ tự thay răng sữa, nhiều bố mẹ cũng sẽ thắc mắc răng sữa thay bao nhiêu cái. Câu trả lời là bé sẽ thay tổng cộng 20 chiếc răng sữa trong giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi. Khi bước vào độ tuổi dậy thì, bé sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn.
3. Lịch thay răng sữa ở trẻ như thế nào?
Dưới đây là lịch thay răng sữa cụ thể của bé:
2 răng cửa giữa hàm dưới: 6 đến 7 tuổi
2 răng cửa giữa hàm trên: 6 đến 7 tuổi
2 răng cửa bên hàm trên: 7 đến 8 tuổi
2 răng cửa bên hàm dưới: 7 đến 8 tuổi
2 răng hàm trên thứ nhất: 9 đến 11 tuổi
2 răng hàm dưới thứ nhất: 9 đến 11 tuổi
2 răng nanh trên: 10 đến 12 tuổi
2 răng nanh dưới: 9 đến 12 tuổi
2 răng hàm dưới thứ hai: 10 đến 12 tuổi
2 răng hàm trên thứ hai: 10 đến 12 tuổi.
4. Răng sữa mọc lệch có sao không?
Ở trẻ nhỏ, răng sữa mọc lệch là tình trạng khá thường gặp, nhất là nếu hàm răng của trẻ chưa mọc lên đầy đủ. Khi các răng bên cạnh mọc lên, răng sữa cũng sẽ tự cân chỉnh để trở về đúng vị trí và hướng răng hơn. Bên cạnh đó, trong những năm tháng đầu đời, do xương hàm của trẻ đang phát triển nên vị trí của răng sữa cũng không cố định.
Nhìn chung, răng sữa mọc lệch ở trẻ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu tình trạng này không gây ảnh hưởng nhiều đến việc nhai cắn của trẻ thì cũng không cần phải nắn chỉnh. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mọc lệch tiếp tục diễn ra với răng vĩnh viễn, bạn nên:
Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé cẩn thận
Loại bỏ một số thói quen xấu như mút ngón tay, mút đồ vật, ngưng cho trẻ ngậm ti giả
Đưa trẻ đi nha sĩ sớm nếu răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lệch để có thể niềng, định hướng răng sớm và hiệu quả.
5. Răng sữa không rụng: Nguyên nhân do đâu?
Răng sữa không rụng thường do 2 nguyên nhân chính là:
Không có mầm răng vĩnh viễn. Thông thường, khi trẻ được 6 - 7 tuổi, mầm răng vĩnh viễn sẽ hình thành và bắt đầu nhú lên để đẩy răng sữa ra ngoài. Tuy nhiên, nếu không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa sẽ đứng im và tồn tại cho đến khi trưởng thành.
Răng vĩnh viễn mọc lệch. Mầm răng vĩnh viễn thay vì mọc thẳng để đẩy răng sữa ra ngoài thì lại mọc xiên, mọc xéo về một hướng khác. Điều này khiến răng sữa không bị kích thích và vẫn đứng im. Do đó, bạn sẽ thấy hiện tượng răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ làm răng vĩnh viễn mọc lệch, trẻ cũng dễ mắc các bệnh lý về răng miệng và gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Khi thấy răng sữa không rụng, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám. Khi đến khám, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn có điều kiện phát triển đúng hướng. Còn trong trường hợp không có mầm răng vĩnh viễn, răng sữa có thể được giữ lại cho đến khi tự rụng rồi mới xử lý tiếp.
6. Bé bị sâu răng hàm sữa
Bé bị sâu răng hàm sữa có thể do nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không đúng cách, bé hay bú bình vào ban đêm, bé ăn nhiều bánh kẹo… Nhiều bố mẹ nghĩ rằng răng sữa có sâu thì cũng không sao. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng bởi răng sữa sâu có thể dẫn đến nhiều vấn đề như:
Răng sữa rụng sớm khiến răng vĩnh viễn dễ mọc lệch. Ngoài ra, việc này cũng gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
Ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn và không tốt cho hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển.
Làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ do răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp trẻ học phát âm.
Do dó, khi thấy bé bị sâu răng hàm sữa, mẹ cần đưa bé đi khám ngay. Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ tư vấn một số cách xử lý như:
Trám răng trường hợp răng sữa sâu mới chớm
Trám răng hoặc điều trị tủy
Chụp mão răng sữa trong một số trường hợp sâu nặng, vỡ lớn không giữ được miếng trám
Nhổ răng nếu trường hợp răng sâu quá nặng.
7. Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn
Răng sữa bị mòn cũng là tình trạng rất thường gặp. Đây cũng là vấn đề có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực mà bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Răng bị mòn có thể khiến tủy bị tổn thương, dễ dẫn đến nguy cơ mất răng sớm. Nếu răng sữa rụng sớm, răng vĩnh viễn có thể mọc lệch vị trí. Ngoài ra, răng sữa của trẻ bị mòn cũng có thể khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Hậu quả là trẻ có thể lười ăn, biếng ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển.
Với tình trạng này, tốt nhất bố mẹ cũng nên đưa bé đi khám. Đối với tình trạng này, thường bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng phương pháp tái khoáng mô răng bị mòn hoặc hàn trám răng.
8. Nhổ răng sữa cho bé
Răng sữa lung lay là dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy đã đến lúc bé thay răng sữa. Thế nhưng, răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Nhìn chung, thời gian nhổ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí của răng nhất định. Với các răng cửa sữa lung lay trong vài ngày và răng hàm sữa lung lay khoảng 1 tuần là đã có thể tiến hành nhổ được. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên chờ đến khi răng của trẻ lung lay nhiều, chân răng bị đứt gần hết mới nhổ để giảm các cảm giác đau cho trẻ và ít chảy máu hơn. Còn nếu bạn vẫn không biết có nên nhổ cho bé không, hãy đưa bé đi khám. Bởi nếu nhổ răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé, làm mềm xương hàm, khiến lợi không phát triển, làm cho trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn. Còn nếu nhổ trễ lại khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, chen chúc.
Đa phần, sau một thời gian lung lay, răng sữa sẽ tự rụng khi chỉ cần một lực tác động nhẹ. Lúc này, một số bố mẹ có thói quen nhổ răng sữa cho bé tại nhà bằng chỉ. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với trẻ có răng sữa đã lung lay nhiều, răng cửa nhỏ. Đối với răng hàm thì nên đến bác sĩ nha khoa thực hiện nhé!
Đối với trường hợp răng sữa chưa lung lay, tuyệt đối không nên nhổ bằng chỉ vì phương pháp này có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nhổ răng sữa sót chân răng, chảy máu, nhiễm trùng... Trong đó, viêm nha chu là biến chứng thường gặp nhất khiến chân răng bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến áp xe răng. Hơn nữa, động tác nhổ răng thô bạo cũng có thể khiến trẻ hoảng sợ, đau đớn, khó cầm máu, ám ảnh tâm lý nặng nề cho lần nhổ răng tiếp theo. Do đó, với những trường hợp răng sữa chưa lung lay, bố mẹ nên đưa bé đến nha sĩ thăm khám.
Khi đưa bé đi nhổ răng sữa, một số bố mẹ cũng sẽ thắc mắc là nhổ răng sữa có đau không. Hầu hết các trường hợp nếu được thực hiện đúng cách thì sẽ không đau. Vì nếu răng sữa đã đến thời điểm rụng thì 100% chân răng đã bong rời toàn bộ, lúc này, việc loại bỏ chiếc răng không hề gây ra cảm giác đau nhức cho trẻ. Tuy nhiên, nếu nhổ không đúng cách, bé vẫn có thể bị đau, không những vậy, việc này còn có thể gây ra cảm giác ám ảnh nặng nề cho bé.
9. Thay răng sữa bao lâu thì mọc?
Tùy vào cơ địa của từng bé mà thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần, thường sẽ dao động từ 1 – 2 tháng và các bé gái sẽ mọc nhanh hơn bé trai. Chiếc răng sữa đầu tiên được thay thường sẽ là răng cửa khi trẻ khoảng 6, 7 tuổi. Sau khi răng cửa sữa rụng, răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc lên sau 2 - 4 tuần. Đối với răng nanh, thời gian răng vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa rụng cũng là khoảng từ 2 - 4 tuần. Còn với răng cối nhiều chân, thời gian mọc có thể là từ 1 - 2 tháng.
10. Chăm sóc răng sữa cho bé
Việc chăm sóc răng sữa cho bé sẽ cần bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là từ lúc răng sữa chưa mọc. Ở giai đoạn bé còn là trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể dùng gạc xỏ vào ngón tay, thấm một ít nước muối sinh lý và xoa đều mặt lưỡi, mặt nướu. Bạn có thể áp dụng biện pháp này cho đến khi bé mọc chiếc răng đầu tiên.
Khi bé đã mọc nhiều răng hơn, bạn có thể bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ, lông mềm để đánh răng cho bé. Bạn nên mua cho bé những bàn chải màu sắc, vui nhộn. Cho bé dùng kem đánh răng có vị ngọt, hương thơm và chỉ nên lấy lượng kem bằng hạt đậu. Bạn có thể hướng dẫn bé chải răng theo các bước sau:
Mặt ngoài: Cho bé há miệng nhỏ hoặc cắn chặt 2 hàm rồi làm động tác xoay tròn từ hàm trên xuống hàm dưới đối với mặt ngoài.
Mặt nhai: Hướng dẫn bé chải tới lui khoảng 4 - 5 lần cho 1 răng.
Mặt lưỡi: Để lông bàn chải nghiêng về phía nướu rồi dùng động tác hất về phía cạnh cắn hoặc mặt nhai.
Bạn cần chải răng cho bé 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, nên hạn chế cho bé ăn những loại đồ ăn không tốt cho răng như kẹo, bánh ngọt, chất đường… Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ bú đêm và bú bình. Và quan trọng nhất, nên đưa bé đi khám nha sĩ định kỳ hoặc đưa bé đi khám ngay nếu bé bị sâu răng sữa, răng sữa bị mòn, răng sữa lung lay…
Khi đưa bé đi khám, bạn nên chọn những phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng như MIRA Dental. Đây là phòng khám sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Phòng khám thiết kế theo phong cách tối giản, màu sắc trung tính, mang lại cảm giác dễ chịu, ấm áp và thân thiện. Tầng một được bố trí khu tiếp đón trẻ em với kệ sách, ghế lười, giúp các bạn nhỏ thư giãn và được trấn an tinh thần trước khi thăm khám răng miệng.
Phòng khám được trang bị máy móc hiện đại với đầy đủ các dịch vụ chăm sóc răng sữa cho trẻ: nhổ răng sữa, trám sealant ngừa sâu răng, chữa tủy răng sữa, bôi verni fluor hoặc SDF ngừa sâu răng, đánh bóng răng, loại bỏ mảng bám, mão SSC kim loại, mão Zirco làm sẵn.
Chi phí thăm khám, điều trị hợp lý với nhiều gói ưu đãi hấp dẫn.
Đội ngũ tư vấn, y tá nhiệt tình hỗ trợ cho bé và người nhà.
Trên đây là một số thông tin về răng sữa mà bố mẹ cần biết. Nhìn chung, việc chăm sóc răng sữa cho trẻ đúng cách rất quan trọng. Do đó, bố mẹ tuyệt đối đừng lơ là. Và quan trọng nhất, hãy đưa bé đến Mira Dental để khám răng định kỳ cũng như khi bé có các vấn đề sức khỏe răng miệng nhé. Liên hệ ngay MIRA Dental để được tư vấn và hướng dẫn đặt lịch sớm nhất nhé!
MIRA DENTAL CLINIC - DENTAL CARE FOR LIFE
116-118, đường Bàn Cờ, Phường 03, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
028.2244.55.88 - 0901083086
info@miradental.vn
T2 - CN 08:00-20:00
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày