10 bệnh răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi: Cách điều trị và phòng ngừa
-
Người viết: Biên tập
/
Sức khỏe răng miệng là một trong những vấn đề quan trọng với mọi lứa tuổi, nhất là với người cao tuổi. Bạn có biết đâu là những bệnh răng miệng thường gặp ở người lớn tuổi và cách phòng ngừa?
Người cao tuổi thường gặp những vấn đề sức khỏe răng miệng khác nhau, trong đó răng và nướu của họ cũng yếu hơn nên dễ mắc các bệnh răng miệng như đau nướu, sâu răng, rụng răng, viêm nha chu… Đường viêm nhiễm có thể lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra viêm phổi, viêm khớp, bệnh tim hay đột quỵ.
Ngoài ra, nếu người cao tuổi không thể ăn uống thoải mái do đau răng hoặc khó khăn khi nhai, họ có thể bị suy dinh dưỡng và sức khỏe ngày càng kém. Hơn nữa, nếu mất răng, họ có thể trông già hơn, gây ra sự tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đều đặn và thường xuyên là rất quan trọng đối với người cao tuổi.
Các bệnh về răng miệng ở người lớn tuổi
1. Sâu răng
Càng về già, sức khỏe suy yếu dẫn đến việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng ở người lớn tuổi. Tình trạng sâu răng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống hằng ngày. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến rụng răng, mất răng.
Cách điều trị: Bơm thuốc để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn hoặc trám răng.
2. Viêm nướu
Người cao tuổi thường gặp vấn đề về viêm nướu do mô nướu bị mất dần, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tụt. Vi khuẩn có thể tấn công các khe hở giữa răng và nướu, gây ra viêm nhiễm xung quanh răng. Viêm nướu có thể gây ra các triệu chứng như đau, sưng, chảy máu nướu, hơi thở hôi... Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến tụt nướu, khiến răng không chắc chắn và dễ bị rụng.
Cách điều trị: Cạo vôi răng, sử dụng thêm thuốc súc miệng. Nếu nặng hơn, uống kháng sinh, kháng viêm để giảm viêm, giảm đau.
3. Loét miệng ở nướu
Loét miệng là một tình trạng bệnh lý của nướu, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người cao tuổi. Loét miệng ở nướu thường gây ra các vết thương hoặc vết loét trên mô nướu xung quanh răng. Các vết loét thường màu trắng có thể gây đau, khó chịu, khó nuốt thức ăn và khó nói. Đối với người cao tuổi, loét miệng có thể xảy ra do tình trạng suy giảm miễn dịch, chăm sóc răng miệng kém hoặc sử dụng thuốc đặc trị cho các bệnh lý khác.
Cách điều trị: Súc miệng bằng nước muối 2 - 3 lần/ngày, dùng thuốc ngậm để giảm đau và giảm viêm.
4. Tụt nướu răng
Tụt nướu răng là tình trạng nướu tụt xuống từ vị trí bình thường của răng, làm lộ phần chân răng và khu vực bên dưới nó. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây ra viêm nhiễm, dẫn đến tổn thương mô mềm xung quanh răng. Tụt nướu răng có thể có triệu chứng như đau răng, chảy máu nướu và khiến răng trở nên không chắc chắn, có thể dẫn đến mất răng.
Cách điều trị: Cạo vôi răng, dùng thêm nước súc miệng để giảm sưng và giảm viêm nướu.
5. Bệnh nha chu
Nha chu là một bệnh lý nhiễm trùng tại răng và mô mềm bao quanh răng, xảy ra do mảng bám vi khuẩn không được vệ sinh sạch, tích tụ lâu ngày tạo thành vôi răng. Lớp vôi này gây viêm nhiễm và phá hủy các mô nâng đỡ của răng, khiến răng lung lay, cản trở quá trình nhai. Bệnh nha chu có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu nướu, nướu sưng, đau răng, hơi thở khó chịu, và cuối cùng là mất răng. Bệnh nha chu có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe toàn diện của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Cách điều trị: Cạo vôi răng và sử dụng nước súc miệng.
6. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi và có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến răng miệng như viêm nướu. Việc chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải cứng cũng có thể dẫn đến chảy máu chân răng.
Tuy nhiên, nếu chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên, có thể là dấu hiệu của viêm nướu, bệnh nha chu hoặc do cơ thể thiếu vitamin K, C. Hơn nữa, các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh gan và thận cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng, dẫn đến chảy máu chân răng.
Cách điều trị: Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu chân răng để có cách xử lý phù hợp. Đánh răng nhẹ tay hơn, thay bàn chải lông mềm. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng hoặc cạo vôi răng và dùng thêm nước súc miệng.
7. Mất răng
Mất răng là một vấn đề thường thấy với người lớn tuổi. Lão hóa và những tổn thương vùng miệng khiến người bệnh phải nhổ răng sớm. Mất răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nhai, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Từ đó chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Cách điều trị: Cấy ghép Implant, trồng răng giả.
8. Mòn men răng
Với thời gian, men răng tự nhiên sẽ bị mòn dần, đặc biệt là ở người cao tuổi. Khi lớp men đã mòn, độ cứng của răng cũng sẽ giảm. Việc sử dụng thuốc điều trị một số bệnh lý có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng, dẫn đến khô miệng và gây ra tổn thương cho men răng. Khi men răng bị mòn có thể khiến răng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh của đồ ăn, thức uống, đôi khi còn gây cảm giác đau buốt. Trường hợp nặng, răng có thể bị sứt mẻ.
Cách điều trị: Dùng nước súc miệng chứa fluoride và canxi có thể giúp tái tạo và tăng cường màng men răng.
9. Hôi miệng
Hôi miệng ở người cao tuổi là tình trạng mùi hôi từ miệng phát ra, thường xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính là sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng và vùng họng, khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên, hôi miệng ở người cao tuổi cũng có thể do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, loét miệng, mòn men răng hay các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, đường hô hấp, tiêu hóa và cả thuốc men chữa bệnh.
Cách điều trị: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và dùng nước súc miệng, điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, loét miệng… đồng thời điều trị các bệnh lý nền như viêm xoang, viêm họng, dị ứng… nếu có.
10. Rối loạn khớp thái dương hàm
Đây là tình trạng khó khăn trong việc mở rộng miệng, đau đớn và khó chịu tại khớp thái dương hàm, nơi hai xương hàm gặp nhau. Tình trạng này khá phổ biến ở người cao tuổi và có liên quan đến quá trình lão hóa, các vấn đề khớp liên quan đến tuổi tác như viêm khớp, suy giảm cơ, mỏi hàm do nghiến răng, mất răng lâu ngày…
Cách điều trị: Chỉnh nha, điều chỉnh thói quen nhai, dùng thuốc giảm đau, giảm viêm. Cuối cùng nếu các cách trên không hiệu quả, thì dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng này.
Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở người lớn tuổi
Tuổi tác
Tuổi tác chính là nguyên nhân đầu tiên gây nên các bệnh về răng miệng. Cơ thể của người cao tuổi không hoạt động như trước nữa và sức đề kháng giảm. Do đó, răng và nướu dễ bị tổn thương hơn.
Chế độ ăn uống
Người cao tuổi có thói quen ăn uống khác so với người trẻ và thường ăn những thực phẩm có thể làm hại đến răng, chẳng hạn như đồ ngọt, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chín mềm dễ dính vào răng, nếu không vệ sinh kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Thay đổi về lượng nước bọt
Người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng khô miệng. Uống ít nước cũng khiến cơ thể thiếu nước sẽ làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Do đó, vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh hơn và gây hôi miệng, chảy máu chân răng, viêm nướu...
Chăm sóc răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng sẽ khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên răng, từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Đặc biệt, chăm sóc răng miệng không đúng sẽ khiến răng bị ố vàng, càng lớn tuổi sẽ càng ảnh hưởng đến men răng.
Thuốc và bệnh lý
Sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc đặc trị bệnh sẽ khiến men răng bị hỏng, trên thân răng xuất hiện các lỗ nhỏ li ti khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Ngoài ra, các bệnh lý như tim mạch, hô hấp... cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về răng.
Cách phòng bệnh răng miệng ở người lớn tuổi
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đánh răng đúng cách sẽ hạn chế tối đa khả năng mắc các bệnh về răng và nướu. Chải răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên thay bàn chải đánh răng sau 3 - 4 tháng sử dụng. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride hoặc bàn chải điện để làm sạch sâu hơn các kẽ răng. Bên cạnh đó, lưu ý vệ sinh cả lưỡi để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và hạn chế hơi thở có mùi hôi.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Với người lớn tuổi, hãy hạn chế ăn đạm và đường, bổ sung nhiều rau và các loại hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày và làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn.
Điều trị bệnh lý và thay đổi thuốc nếu cần thiết
Người lớn tuổi thường có nhiều bệnh lý nền và sử dụng nhiều thuốc hằng ngày để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, khô miệng, viêm nướu, loét miệng, mòn men răng và hôi miệng. Vì vậy, nếu đang sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và gặp phải các vấn đề về răng miệng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đổi sang loại thuốc khác hoặc điều chỉnh liều lượng.
Điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời
Việc điều trị các vấn đề răng miệng kịp thời rất quan trọng đối với người cao tuổi. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn các vấn đề răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn và giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài việc đi khám răng định kỳ, nếu người lớn tuổi có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến răng miệng như đau răng, chảy máu chân răng, hôi miệng, nướu sưng đau... thì nên đi khám ngay để được tư vấn và điều trị sớm.
Lợi ích của chăm sóc răng miệng đúng cách ở người lớn tuổi
Nếu chú ý chăm sóc răng miệng khỏe mạnh, người cao tuổi có thể phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về răng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ cho gương mặt, giúp hơi thở thơm tho hơn, nhờ đó giúp người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh, tự tin và vui vẻ hơn.
Ngoài ra, chăm sóc răng miệng đúng cách ở người lớn tuổi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm và cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp phòng ngừa các bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, xương khớp, béo phì…
Khám răng miệng cho người lớn tuổi ở đâu?
Bạn đang tìm một địa chỉ khám chữa bệnh răng miệng uy tín, chất lượng? Hãy đến MIRA Dental - một trong những phòng khám và chữa các bệnh về răng miệng được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Nha khoa MIRA Dental sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ với hơn 11 năm kinh nghiệm trong nghề, công tác tại những bệnh viện nha khoa hàng đầu TP. HCM. Bên cạnh đó, MIRA Dental còn ghi điểm trong lòng khách hàng bởi những đặc điểm nổi bật như:
Hệ thống phòng ốc khang trang, hiện đại, mang đến những trải nghiệm thăm khám tốt nhất.
Máy móc tiên tiến, ứng dụng những công nghệ kỹ thuật tối tân nhất vào quá trình điều trị.
Phương pháp điều trị nhẹ nhàng, không đau.
Gói chi phí điều trị tiết kiệm, phù hợp với ngân sách của nhiều người.
Người cao tuổi thường gặp nhiều bệnh răng miệng khác nhau, dễ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh việc tự chăm sóc răng miệng mỗi ngày, người cao tuổi còn cần khám răng định kỳ để sớm phát hiện những bệnh lý này và được điều trị kịp thời. Nếu cần tư vấn thêm hay đặt lịch thăm khám cho bố mẹ và người thân, đừng ngần ngại liên hệ với MIRA ngay nhé.
MIRA DENTAL CLINIC - DENTAL CARE FOR LIFE
116-118, đường Bàn Cờ, Phường 03, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
028.2244.55.88 - 0901083086
info@miradental.vn
T2 - CN 08:00-20:00
Sản phẩm khuyến mãi
Khuyến mãi mỗi ngày